Cập nhật : 9:28 Thứ năm, 2/2/2023
Lượt đọc: 8796

Đề án điều chỉnh vị trí làm việc Trường Tiểu học Quang Trung

Ngày ban hành: 2/3/2023Ngày hiệu lực: 2/3/2023
File đính kèm:
Nội dung:

UBND QUẬN KIẾN AN

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG

 


Số: /ĐA-THQT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Bắc Sơn, ngày tháng 02 năm 2023

 

 

ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH

Vị trí việc làm Trường Tiểu học Quang Trung

 

 


Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM

 

I. SỰ CẦN THIẾT

- Trường Tiểu học Quang Trung được thành lập theo Quyết định số 88-QĐ/UB ngày 25 tháng 6 năm 1996 của Ủy ban nhân dân (UBND) quận Kiến An.

- Ngày 29/12/2017, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 3681/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục vị trí việc làm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND quận Kiến An; theo đó quy định đối với trường tiểu học có 08 vị trí việc làm và chia thành 03 nhóm, gồm:

+ Nhóm lãnh đạo quản lý, điều hành 2 vị trí: (1) Hiệu trưởng, (2) Phó Hiệu trưởng;

+ Nhóm hoạt động nghề nghiệp 2 vị trí: (1) Giáo viên, (2) Tổng phụ trách;

+ Nhóm hỗ trợ, phục vụ 4 vị trí: (1) Thư viện, thiết bị, (2) Kế toán kiêm văn thư, (3) Công nghệ thông tin, (4) Y tế, thủ quỹ.

Đối với vị trí giáo viên yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tiểu học hoặc cao đẳng sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên; vị trí Tổng phụ trách yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm tiểu học hoặc cao đẳng sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội theo quy định; vị trí kế toán kiêm văn thư yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có bằng tốt nghiệp Trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành: tài chính, kế toán, kiểm toán.

- Ngày 16/6/2019, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020; theo đó quy định trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên bậc học tiểu học có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học. Do vậy, việc quy định trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học và tổng phụ trách có bằng cao đẳng sư phạm các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên theo Quyết định số 3674/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND thành phố không còn phù hợp với quy định tại Luật Giáo dục năm 2019.

- Ngày 28/10/2019, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 2595/QĐ-UBND về việc giao Trạm Y tế cấp xã thực hiện nhiệm vụ y tế học đường tại các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non công lập trên địa bàn; chuyển biên chế nhân viên y tế trường học về Trung tâm y tế quận, huyện để Trạm Y tế cấp xã thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, theo quy định này thì các trường tiểu học công lập không còn vị trí nhân viên y tế trường học.

- Ngày 10/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; theo đó tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: “Chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm; trình cấp có thẩm quyền quyết định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị”.

- Ngày 03/6/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 29/2022/TT-BTC quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ; theo đó quy định tiêu chuẩn đào tạo chức danh Kế toán viên trung cấp có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính. Do vậy, việc quy định trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí kế toán kiêm văn thư có bằng tốt nghiệp Trung cấp trở lên chuyên ngành: tài chính, kế toán, kiểm toán theo Quyết định số 3674/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND thành phố không còn phù hợp với quy định tại Thông tư số 29/2022/TT-BTC.

- Tại Công văn số 7471/UBND-NV2 ngày 25/11/2020 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ, UBND thành phố yêu cầu đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: cơ quan chủ quản, địa phương có đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐ-CP rà soát, xây dựng Đề án vị trí việc làm (đối với đơn vị chưa được phê duyệt Đề án vị trí việc làm), Đề án điều chỉnh vị trí việc làm (đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đã được phê duyệt Đề án vị trí việc làm nếu có căn cứ điều chỉnh) báo cáo UBND thành phố xem xét phê duyệt (qua Sở Nội vụ thẩm định).

- Ngày 23/11/2022, UBND thành phố đã ban hành Công văn số 5782/UBND-KSTTHC về việc xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của các cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố; theo đó UBND thành phố giao thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố, trực thuộc sở, ngành và UBND quận, huyện thực hiện rà soát, xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị theo nội dung, trình tự, thủ tục quy định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Từ những lý do nêu trên, việc xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của Trường Tiểu học Quang Trung là cần thiết và phù hợp với các quy định của pháp luật.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM

1. Cơ sở pháp lý

(1) Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2020;

(2) Luật Giáo dục năm 2019;

(3) Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;

(4) Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;

(5) Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

(6) Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở phổ thông công lập;

(7) Các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: số 27/2017/TT-BGDĐT ngày 08/11/2017 quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử người làm giáo viên tổng phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; số 08/2019/ TT-BGDĐT ngày 02/5/2019 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương nhân viên thiết bị, thí nghiệm trong các trường trung học và trường chuyên việt công lập; số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 ban hành Điều lệ Trường tiểu học; số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập;

(8) Thông tư số 29/2022/TT-BTC ngày 03/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ;

(9) Thông tư số 08/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin;

(10) Thông tư số 02/2022/TT-BVHTTDL ngày 01/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiểu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện;

(11) Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn vị trí việc làm công chức lãnh đạo quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập;

(12) Thông tư số 14/2022/TT-BNV hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ;

(13) Quyết định số 2595/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 của UBND thành phố về việc giao Trạm Y tế cấp xã thực hiện nhiệm vụ y tế học đường tại các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non công lập trên địa bàn; chuyển biên chế nhân viên y tế trường học về Trung tâm y tế quận, huyện để Trạm Y tế cấp xã thực hiện nhiệm vụ;

(14) Quyết định số 62/2022/QĐ-UBND ngày 02/11/2022 của UBND thành phố ban hành một số nội dung về quản lý tổ chức bộ máy, quản lý viên chức và lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hải Phòng;

(15) Công văn số 7471/UBND-NV2 ngày 25/11/2020 của UBND thành phố về việc triển khai thực hiện Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ;

(16) Công văn số 5782/UBND-KSTTHC ngày 23/11/2022 của UBND thành phố về việc xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của các cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố;

(17) Công văn số 188/SNV-XDCQ&CTTN ngày 07/02/2023 của Sở Nội vụ ban hành về việc hoàn thiện Đề án vị trí việc làm.

        (18) Quyết định số 88-QĐ/UB ngày 25 tháng 6 năm 1996 của Ủy ban nhân dân (UBND) quận Kiến An về việc thành lập Trường Tiểu học Quang Trung.

2. Cơ sở thực tế

Số viên chức hiện có mặt của Trường Tiểu học Quang Trung là 14 người, gồm: 02 cán bộ quản lý (01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng), 11 giáo viên và 1 nhân viên. Trong số 14 viên chức giáo viên có mặt (tính cả cán bộ quản lý, nhân viên thiết bị ) của trường có 3 giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm tiểu học, chưa đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2019. Đối với 3 giáo viên có trình độ cao đẳng, cả 03 đồng chí đang theo học lớp đại học để đảm bảo trình độ chuyên môn theo quy định. Do vậy, việc xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của Trường Tiểu học Quang Trung trên cơ sở cập nhật, điều chỉnh các quy định hiện hành của pháp luật về vị trí việc làm là phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, đồng thời là cơ sở để viên chức có mặt hoàn thiện yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.

Phần thứ hai

THỐNG KÊ VÀ PHÂN NHÓM CÔNG VIỆC THEO CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TÍNH CHẤT, MỨC ĐỘ PHỨC TẠP

Căn cứ chức năng, nhiệm cụ, quyền hạn của Trường Tiểu học quy định tại Điều 3 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT; Trường Tiểu học Quang Trung thống kê và phân nhóm công việc như sau:

1. Nhóm công việc lãnh đạo, quản lý

Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng k luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.

Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỉ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.

Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng.

Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định.

Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng xã hội.

Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định của Pháp luật.

2. Nhóm công việc giảng dạy, giáo dục học sinh

a) Đối với giáo viên

Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.

Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.

Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.

Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.

Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.

Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử dụng trong quá trình dạy học.

Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.

Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa phương.

Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu trưởng phân công.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trưởng.

b) Giáo viên chủ nhiệm

Ngoài các công việc như đối với giáo viên, thực hiện thêm các công việc sau:

- Chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.

- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu trưởng phê duyệt.

- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ I và cuối năm học; hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách học sinh đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.

- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

c) Tổng phụ trách

Ngoài công việc giảng dạy số tiết theo định mức quy định như giáo viên chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.

3. Nhóm công việc chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục học sinh

Thực hiện các nhiệm vụ về: tài chính, kế toán; thu chi ngân sách; văn thư, lưu trữ, thủ quỹ, thư viện, thiết bị, công nghệ thông tin…

4. Nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục học sinh

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động cá nhân theo tuần, tháng, năm học nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường; tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, bảo đảm không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ em (đối với trường có tổ chức cho học sinh ăn bán trú).

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của nhân viên theo quy định.

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục học sinh (đối với trường có tổ chức cho học sinh ăn bán trú).

- Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.

- Thực hiện các công việc bảo vệ nhà trường, tạp vụ.

 

Phần thứ ba

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM

 

1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc

Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP, cụ thể:

- Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và của pháp luật về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.

- Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp

Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP, cụ thể:

a) Căn cứ xác định vị trí việc làm bao gồm:

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

b) Căn cứ xác định số lượng người làm việc bao gồm:

- Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

- Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.

c) Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:

- Danh mục vị trí việc làm;

- Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;

- Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.

3. Xác định vị trí việc làm

a) Vị trí việc làm

Căn cứ nguyên tắc, các căn cứ xác định vị trí việc làm nêu trên, quy định tại Thông tư số 16/2017/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 12/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở phổ thông công lập và Quyết định số 2595/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 của UBND thành phố về việc giao Trạm Y tế cấp xã thực hiện nhiệm vụ y tế học đường tại các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non công lập trên địa bàn; chuyển biên chế nhân viên y tế trường học về Trung tâm y tế quận, huyện để Trạm Y tế cấp xã thực hiện nhiệm vụ; Trường Tiểu học Quuang Trung xác định 9 vị trí việc làm thuộc trường, cụ thể như sau:

(1) Hiệu trưởng;

(2) Phó Hiệu trưởng;

(3) Giáo viên;

(4) Tổng phụ trách;

(5) Thư viện, thiết bị;

(6) Kế toán kiêm văn thư;

(7) Công nghệ thông tin;

(8) Thủ quỹ;

(9) Bảo vệ, Tạp vụ.

b) Phân loại vị trí việc làm theo khối lượng công việc

- Vị trí việc làm do một người đảm nhận 03 vị trí: (1) Hiệu trưởng, (2) Kế toán kiêm văn thư, (3) Tổng phụ trách;

- Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận 05 vị trí: (1) Phó Hiệu trưởng, (2) giáo viên, (3) Thư viện, thiết bị, (4) Nhân viên nấu ăn, (5) Bảo vệ, Tạp vụ;

- Vị trí việc làm kiêm nhiệm 02 vị trí: (1) Công nghệ thông tin, (2) Thủ quỹ.

c) Phân loại vị trí việc làm theo tính chất, nội dung công việc

- Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý 02 vị trí: (1) Hiệu trưởng, (2) Phó Hiệu trưởng;

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành 02 vị trí: (1) Giáo viên, (2) Tổng phụ trách;

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung 04 vị trí: (1) Thư viện, thiết bị; (2) Kế toán kiêm văn thư, (3) Công nghệ thông tin, (4) Thủ quỹ.

- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ 01 vị trí: (1) Bảo vệ, Tạp vụ.

(Gửi kèm theo bản mô tả công việc của vị trí việc làm)

4. Xác định số lượng người làm việc

- Năm 2022, Trường Tiểu học Quang Trung được giao tổng số 18 người làm việc, gồm: 02 cán bộ quản lý (01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng), 13 giáo viên, và 01 nhân viên, 02 Hợp đồng NQ102. Số viên chức hiện có mặt của trường là 14 người, gồm: 02 cán bộ quản lý (01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng), 11 giáo viên và 01 nhân viên Thiết bị thư viện; so với số người làm việc được giao thì hiện tại trường còn thiếu 02 giáo viên.

- Từ năm 2023 trở đi việc xác định số lượng người làm việc, hợp đồng lao động hằng năm của Trường Tiểu học Quang Trung được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh theo định mức quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT, phân bổ số người làm việc của Hội đồng nhân dân thành phố, UBND thành phố, thông báo phân bổ số người làm việc của Sở Nội vụ và UBND quận Kiến An.

5. Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu viên chức

STT

Tên vị trí việc làm

Số lượng vị trí việc làm

Chức danh nghề nghiệp

Hạng chức danh nghề nghiệp tối thiểu

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Ghi chú

I

Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý

2

 

 

 

 

1

Hiệu trưởng

1

Giáo viên tiểu học

III

Có bằng tổ nghiệp Đại học sư phạm (giáo dục) tiểu học hoặc Đại học sư phạm trở lên các ngành phù hợp với bậc tiểu học hoặc Đại học trở lên các ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học

 

2

Phó Hiệu trưởng

1

Giáo viên tiểu học

III

 

II

Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành

2

 

 

 

 

1

Giáo viên

1

Giáo viên tiểu học

III

Có bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm (giáo dục) Tiểu học hoặc Đại học sư phạm trở lên các ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy hoặc Đại học trở lên các ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học

 

2

Tổng phụ trách

1

Giáo viên tiểu học

III

- Có bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm (giáo dục) Tiểu học hoặc Đại học sư phạm trở lên các ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy hoặc Đại học trở lên các ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học.

- Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội theo quy định

 

III

Vị trí việc làm nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

4

 

 

 

 

1

Thư viện, thiết bị

1

Thư viện viên/ nhân viên thiết bị, thí nghiệm

IV

(Thư viện viên)

Có bằng tốt nghiệp Trung cấp trở lên ngành Thông tin - thư viện hoặc Cao đẳng trở lên ngành Thiết bị trường học; hoặc ngành khác phù hợp, có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ngành thông tin - thư viện hoặc thiết bị thí nghiệm theo quy định.

 

2

Kế toán kiêm văn thư

1

Kế toán viên trung cấp

Chưa có quy định hạng

Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng trở lên ngành: tài chính, kế toán, kiểm toán.

 

3

Công nghệ thông tin

1 (kiêm nhiệm)

 

 

 

 

4

Thủ quỹ

1 (kiêm nhiệm)

 

 

 

 

IV

Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ

1

 

 

 

 

1

Bảo vệ, tạp vụ

1 (hợp đồng lao động)

 

 

Có sức khỏe đảm bảo thực hiện nhiệm vụ

 

 

Phần thứ tư

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đối với UBND quận: Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan trực thuộc sớm thẩm định Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của trường để hoàn thiện hồ sơ theo quy định trình UBND thành phố (qua Sở Nội vụ) để thẩm định, phê duyệt theo quy định.

2. Đối với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo

Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ hướng dẫn cụ thể việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập để kịp thời triển khai thực hiện và đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên theo quy định.

Trên đây là Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của Trường Tiểu học Quang Trung, kính đề nghị UBND thành phố, Sở Nội vụ, UBND quận xem xét, phê duyệt./.

 

XÁC NHẬN CỦA UBND QUẬN

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Thị Lan

 

Trường Tiểu học Quang Trung

Địa chỉ: Số 312-Cựu Viên-Bắc Sơn-Kiến An-Hải Phòng

Điện thoại: 02253877084